Bệnh viện Phổi

Tỉnh Bình Thuận

Đường dây nóng0967.911.818 (Gọi để được hỗ trợ trực tiếp)
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Sơ kết hoạt động phòng, chống lao tỉnh bình thuận 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai các hoạt động trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

09/08/2024 60 lượt xem

     Sáng ngày 09/8/2024, Chương trình chống lao tỉnh đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động phòng, chống lao tỉnh bình thuận 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai các hoạt động trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự Hội nghị có Tiến sĩ, Bác sỹ Đặng Thức Anh Vũ – Giám đốc  Sở Y tế, Bác sỹ CKII Lê Hồng Vũ - Giám đốc Bệnh viện Phổi, cùng lãnh đạo các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các Bệnh viện Đa khoa khu vực và 02 Trại giam.

     Chương trình chống lao của tỉnh Bình Thuận 6 tháng đầu năm 2024 nhận định: Hầu hết các chỉ số dịch tễ lao tại Bình Thuận thấp hơn cùng kỳ năm trước

     Về hoạt động phát hiện: số liệu phát hiện của CTCL tỉnh giảm về số bệnh nhân lao các thể 55 bệnh nhân (giảm 8,27%) so với cùng kỳ. Số bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới giảm 13 bệnh nhân (giảm 2,87%) so với cùng kỳ. Lao kháng thuốc tăng 05 bệnh nhân so với cùng kỳ (tăng 71,43%). Các chỉ tiêu khám phát hiện hầu như chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm.

     Về hoạt động điều trị: Tỷ lệ điều trị thành công (Khỏi + hoàn thành) bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát đạt 89,29%, chưa đạt mục tiêu của CTCLQG là 90%; Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao các thể đạt 89,29% đạt mục tiêu của CTCLQG ≥ 85%.

     Tỷ lệ âm hóa đàm sau 2(3) tháng điều trị của bệnh nhân mới là 85,68% (317/370) chưa đạt mục tiêu của CTCLQG ≥ 90%.

     Chương trình chống lao của tỉnh Bình Thuận 6 tháng đầu năm 2023 đã chỉ ra được một số nguyên nhân dẫn đến nhận định trên:

     1. Sự phối hợp giữa CTCL tỉnh với các bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, TTYT huyện/thành phố/thị xã trong công tác khám phát hiện lao trẻ em chưa được thường xuyên nên hiệu chưa cao.

     2. Cán bộ làm công tác chống lao tuyến huyện, xã nên triển khai các hoạt động CTCL gặp khó khăn, tâm lý cán bộ làm công tác không ổn định,...

     3. Tự chủ về tài chính các tuyến có ảnh hưởng đến hoạt động CTCL, nhân sự kim nhiệm nhiều việc, tác giám sát thực hiện chưa đầy đủ.

     4. Đa số bệnh nhân mắc lao khó khăn về kinh tế, ở vùng sâu vùng xa khó tiếp cận. Bệnh nhân mắc lao phát hiện trễ, tổn thương phổi nặng, thể trạng suy kiệt và có nhiều bệnh đồng mắc.

     5. Sự phối hợp giữa các cơ sở y tế với các ban ngành đoàn thể tại địa phương chưa được thường xuyên liên tục.

     6. Một số bệnh nhân có thẻ BHYT không hợp tác với cán bộ y tế tuyến xã trong quá trình theo dõi, quản lý điều trị.

      Phát biểu tại Hội nghị, Bs CKII Lê Hồng Vũ – Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh Chương trình chống lao tỉnh đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị cho công tác phòng chống lao, do đó các địa phương tiếp tục củng cố mạng lưới chống lao, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ tham gia chương trình chống lao nhất là tuyến quận huyện, xã phường. Chú trọng đến công tác tuyền thông, chỉ đạo tuyến để đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình.

     Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ts Bs Đặng Thức Anh Vũ thống nhất với các nội dung trong báo cáo. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hoạt động chương trình trong 6 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch do đó các đơn vị phối hợp với Bệnh viện Phổi và Chương trình chống lao tỉnh tăng cường các hoạt động khám phát hiện, điều trị trong 6 tháng cưới năm để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024.

Ngọc Ái - BVP

 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top