Bệnh viện Phổi

Tỉnh Bình Thuận

Đường dây nóng0967.911.818 (Gọi để được hỗ trợ trực tiếp)
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Cách xử lý khô họng, khô môi mùa lạnh

21/04/2017 9393 lượt xem

Khô họng và khô môi là triệu chứng thường gặp khi tiết trời hanh khô.

Theo các chuyên gia Tai – Mũi – Họng, khô họng là một triệu chứng biểu hiện qua việc giảm tiết nước bọt trong miệng. Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết nước bọt như do lão hóa; tác dụng một số loại thuốc (một số loại thuốc có tác dụng phụ gây khô trong miệng như thông mũi, thuốc cao huyết áp…); hút thuốc lá; há miệng hoặc ngáy trong khi ngủ cũng làm giảm tiết nước bọt và gây khô họng.

Khô họng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý, gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng.


Khô họng gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Ảnh minh họa

Khô họng gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Ảnh minh họa

Khi họng bị khô, cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể. Lưu ý không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh; không ăn, uống các hỗn hợp dạng đặc, gây đau khi nốt qua họng. Bên cạnh đó, súc miệng với nước muối ấm pha loãng để hạn chế viêm nhiễm và làm sạch miệng.

Để hạn chế tình trạng họng bị khô, có thể thực hiện một số phương pháp sau:

- Hạn chế sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khoang miệng bị khô.

- Không hút thuốc lá, uống rượu, tránh ăn các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…

- Hạn chế thở bằng miệng khi ngủ.

- Có thể dùng các loại trà thảo dược, trà mật ong có tác dụng giữ ấm và sát khuẩn giúp cải thiện tình trạng họng bị khô.

- Tránh nói to hoặc nói quá nhiều liên tục trong một khỏng thời gian dài.

- Giữ ấm cho phần cổ họng khi ra bên ngoài trời lạnh.

- Đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn gây viêm nhiễm họng và gia tăng tình trạng bị khô.


Khô môi vừa gây khó chịu vừa làm mất tự tin khi giao tiếp. Ảnh minh họa

Khô môi vừa gây khó chịu vừa làm mất tự tin khi giao tiếp. Ảnh minh họa

Với triệu chứng khô môi, có thể điều trị bằng dưa chuột. Đây là loại trái cây có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp như làm trắng da, xóa mờ các vết nám... Ngoài ra, dưa chuột còn là giải pháp tối ưu trong việc trị khô môi và phục hồi làn da thiếu sức sống. Chỉ cần thái dưa chuột thành các lát mỏng đắp lên môi từ 20-30 phút trước khi đi ngủ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng môi bị khô.

Bên cạnh đó, có thể dùng mật ong để trị khô môi. Mật ong có tác dụng trị môi khô cực tốt và tạo được độ ẩm sâu cho đôi môi. Thoa một lượng mật ong vừa đủ lên môi từ 2-3 lần/ngày sẽ có đôi môi luôn tươi tắn.

Ngoài ra, dầu dừa là một trong những liệu pháp tự nhiên giúp "tạm biệt" đôi môi khô nứt nẻ trong mùa lạnh. Dầu dừa có tác dụng như một loại son dưỡng môi tự nhiên. Các axit béo trong dầu dừa giúp giữ ẩm và làm mềm môi. Sử dụng 3 lần/ngày để giữ độ ẩm cho môi.

Để không bị khô môi trong mùa lạnh, cần tránh liếm môi. Việc liếm môi làm môi tiếp xúc nhiều lần với nước sẽ mất đi lớp ẩm trên môi, khiến chúng càng trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, hạn chế dùng son màu có lượng chì cao, gia tăng tình trạng khô môi. Nên chọn son dưỡng có thành phần tự nhiên và tăng cường ăn nhiều hoa quả, những loại giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi... sẽ giúp hạn chế môi bị khô.

Mai Thùy

 

Bài viết cùng chuyên mục
Top