Bệnh viện Phổi

Tỉnh Bình Thuận

Đường dây nóng0967.911.818 (Gọi để được hỗ trợ trực tiếp)
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TRONG CỘNG ĐỒNG

15/02/2019 2270 lượt xem

PHÁT HIỆN VÀ QUẢN LÝ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TRONG CỘNG ĐỒNG

1. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

          Cần nghĩ tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người ≥ 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố chỉ điểm sau:

          - Khó thở: nặng dần theo thời gian, tăng khi gắng sức, dai dẳng, được mô tả như thiếu không khí, phải gắng sức để thở, nặng ngực.

          - Ho kéo dài: ngắt quãng, ho khan

          - Khạc đờm mạn tính

          - Tiếp xúc các yếu tố nguy cơ:

          + Hút thuốc lá, thuốc lào.

          + Tiếp xúc trực tiếp khói bếp (người trực tiếp đun bếp).

          + Tiếp xúc với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói).

2. Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

       - Rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn. Chỉ số trên FEV1/FVC < 70% sau test Hồi phục phế quản

       - Có thể có hoặc không triệu chứng hô hấp mạn tính: ho, khó thở, nặng ngực, tím môi...

       - Làm thêm các thăm dò chẩn đoán khi thấy hình u phổi, u trung thất, u khí quản, xẹp phổi, giãn phế quản trên phim X quang phổi

3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Giai đoạn I:

(Bệnh mức độ nhẹ)

FEV1/FVC < 70%

FEV1 > 80%

Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở

Giai đoạn II:

(Bệnh mức độ trung bình)

FEV1/FVC < 70%

50% < FEV1 ≤ 80%

Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở

Giai đoạn III:

(Bệnh mức độ nặng)

FEV1/FVC < 70%

30% < FEV1 ≤ 50%

Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở

Giai đoạn IV:

(Bệnh mức độ rất nặng)

FEV1/FVC < 70%

FEV1 ≤ 30% HOẶC FEV1 ≤ 50% kèm theo một trong các dấu hiệu của suy hô hấp mạn tính hoặc tâm phế mạn

 

4. Hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo giai đoạn

Giai đoạn

Lựa chọn điều trị 1

Lựa chọn điều trị 2

Lựa chọn điều trị 3

Điều trị chung cho các giai đoạn

  • Tránh các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc bụi, hoá chất.
  • Giáo dục về bệnh và cách theo dõi điều trị.
  • Tiêm phòng vaccine cúm 1 lần/năm, vắc xin phòng phế cầu 5 năm/lần

Giai đoạn I: (FEV1/FVC < 70%, FEV1 > 80%. Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở): Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn khi có ho, khó thở

Salbutamol 100µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần*; HOẶC ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần

Salbutamol 4mg, uống 1 viên khi cần, HOẶC Terbutalin viên 5mg, uống 1 viên khi cần, HOẶC Theophyllin 0,1g, uống 1 viên khi cần

Terbutalin 5mg, khí dung 1 nang khi cần, HOẶC ipratropium/fenoterol 250/500µg/ml, khí dung mỗi 1ml (20 giọt) khi cần, HOẶC salbutamol 5mg, khí dung 1 nang khi cần, HOẶC ipratropium 2,5ml, khí dung 1 nang khi cần, Hoặc ipratropium/salbutamol, khí dung 1 nang khi cần

Giai đoạn II: (FEV1/FVC <70%

50% £ FEV1 < 80%. Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở).

Phục hồi chức năng hô hấp thêm vào cho tất cả các lựa chọn

Tiotropium 18mg, hít ngày 1 viên + Salbutamol 100µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần, HOẶC bambuterol 10mg x 1 viên/ ngày + Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần

Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát + Salbutamol 100µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 nhát. HOẶC Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần + Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt mỗi lần 2 nhát khi cần

Bambuterol 10mg, uống ngày 1 viên + Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần. HOẶC Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần + Theophyllin 0,1g, uống ngày 4 viên, chia 4 lần

Giai đoạn III: (FEV1/FVC < 70%

30% < FEV1 ≤ 50%. Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở). Phục hồi chức năng hô hấp thêm vào cho tất cả các lựa chọn

Salmeterol/Fluticasone 25/250 hoặc 50/250, ngày xịt 2-4 liều, chia 2 lần, HOẶC Budesonide/formoterol 160/4.5, hít ngày 2-4 liều chia 2 lần

Kết hợp thêmTiotropium 18mg, hít ngày 1 viên. HOẶC Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 liều, HOẶC Ipratropium/fenoterol 250/500mg, khí dung ngày 3 lần, mỗi lần 1ml

Budesonide 0,5mg, khí dung ngày 3 nang, chia 3 lần + Bambeterol 10mg, uống ngày 1 viên, HOẶC Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần

Kết hợp thêm Ipratropium/fenoterol 250/500mg, khí dung ngày 3 lần, mỗi lần 1ml

Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần + Theophyllin 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 4 lần + Ipratropium/fenoterol 50/20µg, xịt ngày 3 lần, mỗi lần 2 liều

Giai đoạn IV: (FEV1/FVC < 70%, FEV1 ≤ 30% HOẶC FEV1 ≤ 50%. Kèm theo một trong các dấu hiệu của suy hô hấp mạn tính hoặc tâm phế mạn). Điều trị oxy dài hạn tại nhà nếu có suy hô hấp mạn tính nặng: thở oxy 1-2 lít/phút ≥ 15 giờ/ngày. Xét điều trị phẫu thuật giảm thể tích phổi

Như giai đoạn III, có thể thêm Theostat 0,1g (10mg/kg/ngày), uống ngày 4 viên, chia 2 lần

Như giai đoạn III

- Đã có bambuterol: thêm theostat 0,1g, uống ngày 4 viên, chia 2 lần

- Đã có theostat: thêm Salbutamol 5mg, khí dung ngày 3 nang chia 3 lần, HOẶC Salbutamol 4mg, uống ngày 4 viên, chia 4 lần

Như giai đoạn III

 

* khi cần: khi có ho, khó thở cơn

 

5. Tư vấn tránh các yếu tố nguy cơ

- Không hút thuốc, tránh khói thuốc

- Tránh khói, bụi và các mùi hắc

- Giữ môi trường trong nhà thoáng, sạch

- Tập thể dục phù hợp mức độ bệnh

- Sắp xếp thuốc, máy khí dung, đồ vật trong nhà phù hợp

- Lập kế hoạch trước khi đi ra ngoài

- Khám lại hàng tháng

6 Tư vấn cách dùng thuốc đã kê cho bệnh nhân, đặc biệt các dạng thuốc dạng hít, xịt, khí dung. Kiểm tra lại cách dùng ở  mỗi lần khám lại

7. Tư vấn cách phát hiện và xử trí khi có các dấu hiệu của đợt cấp

Các dấu hiệu hướng tới đợt cấp:

- Ho tăng

- Khạc đờm tăng

- Thay đổi màu sắc của đờm

Bạn làm gì khi có đợt cấp:

- Dùng tăng liều gấp đôi hoặc hơn nữa các thuốc giãn phế quản dạng hít, xịt hoặc khí dung

- Đến khám ngay tại cơ sở y tế hoặc liên hệ ngay với nhân viên y tế

Khám cấp cứu ngay khi:

- Khó nói

- Khó đi lại

- Tím môi hoặc móng tay

 - Nhịp tim hoặc mạch rất nhanh hoặc bất thường

- Thuốc bạn dùng trở lên không có tác dụng hoặc tác dụng không kéo dài. Tiếp tục khó thở và thở nhanh

 

BS Lê Huy Thuần

Top